Kỳ thi năng lực Nhật Ngữ là kỳ thi thế nào?
Kỳ thi năng lực Nhật ngữ (Japanese Language Proficiency Test, tên viết tắt JLPT) là kỳ thi chứng nhận trình độ tiếng nhật và có 5 cấp độ, cao nhất là N1 và thấp nhất là N5 dành cho những người mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Nhật. Kỳ thi được tổ chức tại 65 vùng lãnh thổ bao gồm cả Nhật Bản và được tổ chức tổ chức 2 lần trong năm vào đầu tháng 7 và đầu tháng 12 (Ngoại trừ 1 số nơi). Kỳ thi năng lực Nhật ngữ 1 năm có khoảng 600.000 người dự thi. Và trong các kỳ thi tiếng nhật mà đối tượng không phải là những người nói tiếng nhật là tiếng mẹ đẻ thì đây là kỳ thi có số lượng người dự thi nhiều nhất.
Đối với những bạn du học mà chi phí du học do nhà nước chi trả và học tại các trường quốc lập tại Nhật Bản thì yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực nhật ngữ N1. Bằng chứng nhận năng lực nhật ngữ là tiêu chuẩn quan trọng trong việc đánh giá năng lực tiếng nhật và nó cũng là tiêu chuẩn trong việc ưu tiên quản lý xuất nhập cảnh tại Nhật Bản.
Kỳ thi năng lực nhật ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm, các câu hỏi hầu hết 4 lựa chọn (Một số câu có 3 lựa chọn). Các câu hỏi này được lựa chọn dựa trên các giáo trình giảng dạy dành cho các đối tượng là người nước ngoài mà tiếng Nhật không phải là tiếng mẹ đẻ. (Khác với chương trình học quốc ngữ của những người mà tiếng Nhật là tiếng mẹ đẻ)
Ưu điểm của kì thi năng lực Nhật Ngữ
Kỳ thi năng lực Nhật ngữ là kỳ thi được áp dụng trên nhiều kỳ thi khác nhau và được xem như là tiêu chí để kiểm tra của các kỳ thi quốc gia, quản lý xuất nhập cảnh… và là tiêu chuẩn để đánh giá năng lực tiếng nhật. Thứ nhất là về chính sách ưu đãi trong việc quản lý xuất nhập cảnh căn cứ theo điểm số, nếu bạn lấy được Chứng chỉ năng lực nhật ngữ N1 thì chỉ cần lấy được 15 điểm trong số 70 điểm cũng có thể được hưởng chế độ ưu đãi này. Đối với những người có giấy phép hành nghề bác sỹ tại nước ngoài, hay những người đã tốt nghiệp tại các trường đào tạo y tá tại nước ngoài… để tham dự kỳ thi quốc gia về bác sỹ tại nhật thì cần phải có Chứng chỉ năng lực nhật ngữ N1.
Đặc trưng của kì thi năng lực Nhật Ngữ
Kỳ thi năng lực Nhật ngữ không chỉ ở mức hiểu được từng vựng, ngữ pháp, văn tự của tiếng nhật mà nó sự tổng hợp của 3 yếu tố { Kiến thức về từ vựng – ngữ pháp } , { khả năng đọc hiểu } , { khả năng nghe hiểu } và khả năng áp dụng vào thực tế. Kỳ thi có 5 cấp độ từ N1~N5 tương ứng với năng lực của người dự thi và có thể đánh giá năng lực của họ một các chi tiết. Để không có việc bất công bằng trong kỳ thì, thì hiện tại đang áp dụng hình thức chấm điểm theo hình thức scaled score.
Mục tiêu của chứng chỉ kỳ thi năng lực Nhật Ngữ
Cuộc thi năng lực Nhật ngữ có 5 cấp độ N1~N5. Cấp độ khó nhất là N1, và đơn giản nhất là N5. Cấp độ N1~N2 là cấp độ được đánh giá là cần có để có thể ứng dụng tiếng nhật vào thực tế cuộc sống. Cấp độ N4 và N5 là cấp độ có thể hiểu được nội dung cơ bản trong lớp học và trên sách vở. Cấp độ N3 là cấp độ giữa khoảng của N1~N2 và N4~N5.
N1 | Đọc hiểu Yêu cầu có thể đọc hiểu được những bình luận, những nội dung của báo chí. Cấp độ này đòi hỏi phải hiểu được những nội dung mang tính lý luận của bài văn có cấu trúc phức tạp. Cấp độ này cũng yêu cầu phải đọc được ý nghĩa của nhiều nội dung bài văn khác nhau. Nghe hiểu Nghe và hiểu được nhưng cuộc hội thoại đa dạng theo tốc độ tự nhiên, hiểu tường tận nội dung của các cuộc hội thoại các mối quan hệ liên quan đến nhau. Yêu cầu phải nắm bắt vững được ý chính |
N2 | Đọc hiểu Cấp độ này yêu cầu có thể đọc được những đoạn văn trên tờ báo và tạp chí và hiểu được những nội dung, đề tài của ký sự đó. Nghe hiểu Nghe hội thoại có tốc độ gần với tốc độ tự nhiên trong tình huống hàng ngày, hiểu được mối quan hệ nhân vật và nội dung trong cuộc hội thoại.Yêu cầu phải nắm rõ được ý chính. |
N3 | Đọc hiểu Yêu cầu có thể đọc và hiểu được những đoạn văn được viết cụ thể ra dựa trên những đề tài trong cuộc sống thường ngày. Nghe hiểu Nghe hội thoại có tốc độ gần với tốc độ tự nhiên trong tình huống hàng ngày, nắm được mối quan hệ nhân vật và nội dung trong cuộc hội thoại.Yêu cầu phải nắm rõ được ý chính. |
N4 | Đọc hiểu Yêu cầu đọc và hiểu những đoạn văn sử dụng từ vựng và kanji căn bản. Nghe hiểu Yêu cầu hiểu được nội dung của những đoạn hội thoại hàng ngày được nói với tốc độ chậm rãi. |
N5 | Đọc hiểu Yêu cầu có thể đọc và hiểu cụm từ, câu, đoạn văn ngắn sử dụng chữ Hiragana, Katakana và chữ hán cơ bản. Nghe hiểu Yêu cầu có thể nghe và hiểu những thông tin cần thiết trong cuộc hội thoại ngắn, tốc độ chậm trong các tình huống hàng ngày. |
1. EJU là gì? Đôi nét về kỳ thi EJU
EJU là viết tắt của Examination for Japanese University Admission. Đây là kỳ thi đánh giá trình độ kiến thức cơ bản (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, toán học) và năng lực ngôn ngữ; được tổ chức bởi Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản JASSO. Kết quả của kỳ thi EJU là cơ sở để các trường học lựa chọn du học sinh quốc tế.
Thông qua kết quả của kỳ thi EJU, các học sinh, sinh viên có thể dự tuyển vào rất nhiều trường học ở Nhật mà không cần phải sang Nhật thi tuyển trực tiếp (Có thể thi ở nước sở tại hoặc tại Nhật).
Hiện đã có hơn 860 trường của Nhật Bản sử dụng kết quả kỳ thi EJU để xét tuyển nhập học. Trong đó có 173 trường chuyên môn và 466 trường đại học. Danh sách cụ thể bạn có thể xem ở link sau đây: https://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/eju/examinee/use/index.html
Sinh viên có thể lựa chọn tối đa 3 môn trong tổng số 4 môn thi:
- Tiếng Nhật
- Khoa học xã hội
- Khoa học tự nhiên (bao gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học)
- Toán học
Phụ thuộc vào yêu cầu của trường học muốn dự tuyển. Ngoài môn Tiếng Nhật, tùy theo thế mạnh ngôn ngữ của bản thân mà thí sinh dự thi có thể lựa chọn đăng ký thi các môn còn lại bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể đồng thời dự thi môn Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên trong cùng một kỳ thi.
2. Điều kiện đăng ký dự thi EJU
Ai cũng có thể đăng ký thi kỳ thi du học Nhật Bản EJU mà không bị hạn chế tuổi hay số lần thi. Bạn có thể thi nhiều lần và nộp điểm cao nhất. Tuy nhiên, một số trường như Đại học Tokyo yêu cầu nộp kết quả thi của 2 kỳ thi gần nhất, tức là kỳ tháng 6 hoặc tháng 11 năm mà bạn thi. Ngay cả chưa có kết quả EJU thì bạn vẫn có thể nộp phiếu dự thi và thi Đại học như bình thường. Quy định thi EJU thì tùy thuộc vào mỗi trường.
Kết quả thi EJU có hiệu lực trong 02 năm.
3. Các môn thi trong kỳ thi EJU
Có 4 nhóm môn thi gồm: Tiếng Nhật, Toán, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Các bạn sẽ chọn 3 trong 4 môn đó để dự thi. (Nếu đã chọn KHTN thì không được đăng ký KHXH).
Môn thi | Mục đích | Thời gian | Thang điểm | Chọn môn | Ngôn ngữ ra đề |
---|---|---|---|---|---|
Tiếng Nhật | Đánh giá năng lực tiếng Nhật (tiếng Nhật học thuật) có thể đáp ứng việc học tập tại đại học của Nhật Bản v.v. | Tổng thời gian: 125 phút Trình tự và thời gian: Viết (30 phút) → Đọc hiểu (40 phút) → Nghe đọc hiểu → Nghe hiểu (kết hợp nghe đọc hiểu và nghe hiểu khoảng 55 phút) | Đọc hiểu 0~200 điểm, Nghe hiểu – Nghe đọc hiểu 0~200 điểm. Tổng cộng là 0~400 điểm Viết: 0 ~ 50 điểm | Chỉ tiếng Nhật | |
Khoa học tự nhiên | Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản môn khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học) cần thiết cho việc học tại ngành học tự nhiên ở các trường đại học của Nhật Bản v.v.. | 80 phút | 0 ~ 200 điểm | Chọn 2 môn trong 3 môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học (mỗi môn 100 điểm) | Chọn tiếng Nhật hoặc tiếng Anh |
Khoa học xã hội | Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về môn khoa học xã hội (Lịch sử, Địa Lí, Chính trị hay Kinh tế), đặc biệt là khả năng tư duy và lý luận cần thiết để học tại các trường đại học của Nhật. | 80 phút | 0 ~ 200 điểm | Chọn tiếng Nhật hoặc tiếng Anh | |
Toán học | Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về môn toán cần thiết cho việc học tại các trường đại học của Nhật Bản v.v. | 80 phút | 0 ~ 200 điểm | Chọn 1 trong 2 chương trình: Chương trình 1: Áp dụng cho các ngành thuộc khối khoa học xã hội và các ngành thuộc khối khoa học tự nhiên sử dụng ít toán. Chương trình 2: Áp dụng cho các ngành sử dụng nhiều toán | Chọn tiếng Nhật hoặc tiếng Anh |
4. Phạm vi ra đề và phương pháp trả lời câu hỏi trong kỳ thi EJU
Bạn có thể tham khảo phạm vi ra đề ở trang web sau đây: https://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/eju/examinee/syllabus/
Phương pháp trả lời câu hỏi:
- Môn tiếng Nhật: Sử dụng phương thức trắc nghiệm và viết luận
- Môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, môn toán: Sử dụng phương pháp trắc nghiệm.
Đề thi mẫu: https://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/eju/examinee/pastpaper_sample/
5. Cách thức đăng ký dự thi EJU
Bạn có thể dự thi EJU tại Việt Nam hoặc Nhật Bản. Kỳ thi EJU được tổ chức định kỳ 2 lần trong năm, vào tháng 6 và tháng 11.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ cho kỳ thi tháng 6 là từ khoảng giữa tháng 2 và kỳ thi tháng 11 là từ khoảng đầu tháng 7. Vì mỗi năm sẽ có sự thay đổi nhất định nên các bạn hãy cập nhập thông tin liên tục từ trang web chính thức của JASSO để nộp hồ sơ dự thi đúng hạn nhé!
Đăng ký dự thi tại Việt Nam:
- Phí dự thi: 145.000 VND
- Địa điểm đăng ký: Hà Nội; TP.HCM
Hà Nội:
- Khoa tiếng Nhật trường Đại học Ngoại thương
- Địa chỉ: 91 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 024-3775-0639, Ext.565
Hồ Chí Minh:
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
- Phòng Hợp tác quốc tế & Phát triển dự án quốc tế
- Địa chỉ: 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Phường Bến Nghé, TP.HCM
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 028-3829-3828, Ext.114
Đăng ký dự thi tại Việt Nam:
- Phí dự thi: 145.000 VND
- Địa điểm đăng ký: Hà Nội; TP.HCM
6. Thông tin hữu ích để bạn có kết quả tốt trong Kỳ thi EJU
a. Nên bắt đầu luyện thi EJU từ khi nào?
Timeline thi Đại học tại Nhật:
Tháng 6 thi EJU lần 1-> tháng 11 thi EJU lần 2-> nộp hồ sơ thi Đại học và thi (từ tháng 10 – tháng 3).
=> Bạn nên tiến hành ôn luyện trước kỳ thi EJU lần 1 ít nhất 1 năm. Thời gian cụ thể tùy thuộc vào môn thi bạn chọn và nền tảng có sẵn của bạn.
b. Làm thế nào để xác định mình cần phải thi EJU môn nào?
Các môn thi EJU sẽ phụ thuộc vào trường Đại học và ngành bạn muốn ứng tuyển. Để có chiến lược thi đại học thật hiệu quả. Hãy xác định bạn muốn học gì và xem ngành đó thuộc khối nào của Nhật.
Bên Nhật chia ra làm 2 khối:
+ Khối Rikei (khối ngành công): kĩ thuật, điện tử, nông, kiến trúc,… Cơ bản như khối A-B của Việt Nam.
+ Khối Bunkei (khối nhân văn): kinh tế, giáo dục,.. cơ bản như khối C-D của Việt Nam.
Với kỳ thi du học Nhật Bản EJU:
+ Khối Bunkei sẽ thi Toán 1 (toán cơ bản), Môn tổng hợp (lịch sử, địa lí, chính trị, kinh tế), và tiếng Nhật.
+ Khối Rikei sẽ là Toán 2 (toán cao cấp), Lí, Hóa, Sinh (chọn 2 trong 3 môn này để thi).
Việc chọn môn nào sẽ tùy vào ngành mà bạn sẽ học. Nhưng thông thường mọi người chọn Toán, Lí, Hóa và tiếng Nhật.
Cách chính xác nhất là bạn nên tìm hiểu tài liệu tuyển sinh của trường để nắm được môn thi nhà trường yêu cầu.
Tra cứu tại: https://www.jpss.jp/vi/search/?tb=1
c. Cần đạt bao nhiêu điểm EJU để có cơ hội trúng tuyển?
Kết quả đỗ đại học là tổng hợp của điểm EJU và kì thi tổ chức ở trường. Vì vậy, để vào được nhóm trường tốt, bạn hãy cố gắng lấy điểm EJU thật cao. Số điểm an toàn của khối Bunkei tầm trên 650 điểm, khối Rikei là trên 600 điểm.
Cánh cổng du học Nhật Bản chưa bao giờ là dễ dàng, nhưng nếu không bắt đầu, bạn sẽ không thể hiện thực hóa ước mơ của mình.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được định hình ban đầu về Kỳ thi EJU và chọn cho mình một khởi đầu thật tốt trên con đường du học đến xứ sở mặt trời mọc mà bạn hằng mong ước.
1. Tìm hiểu về kì thi Nat-test
Nat-Test (日本語) chính là kì thi đánh giá năng lực tiếng Nhật do Ủy ban Quản lý [Japanese NAT-Test] (tại Shinjuku-ku, Tokyo, Nhật Bản) của “Senmon Kyouiku Publishing Co., Ltd.” tổ chức và trực tiếp điều hành. Kì thi Nat-Test tổ chức lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1988 và đã được nhân rộng đến 13 quốc gia, có thể kể đến như: Trung Quốc, Nepan, Việt Nam, Indonesia, Myanmar và Ấn Độ…
So với JLPT kỳ thi Nat-Test có cấu trúc và mức độ tương đương với mục tiêu chính là đánh giá được 3 kỹ năng của thí sinh đó là “Từ vựng”, “Nghe hiểu” và “Đọc hiểu”.
Địa điểm thi tuyển
KHU VỰC HÀ NỘI
- Đại học Ngoại ngữ ĐHQG Hà Nội, Số 1, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội
- Đại học Giao thông Vận tải, Số 3, Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
KHU VỰC TP.HCM
- Trung tâm Bồi Dưỡng Chính Trị, Số 39 Trần Quốc Thảo, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM.
- Trung tâm Ngoại ngữ – Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Tp.HCM
KHU VỰC ĐÀ NẴNG
- Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, 131 Lương Nhữ Học, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
KHU VỰC VINH
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nguyễn Viết Xuân, Hưng Dũng, Thành phố Vinh, Nghệ An.
KHU VỰC HẢI DƯƠNG
- Trường Đại học Thành Đông – Số 3 – Vũ Công Đán – P.Tứ Minh – Tp. Hải Dương
CÁC CẤP ĐỘ TRONG KỲ THI NAT-TEST
Kỳ thi Nat-Test có tổng cộng 5 cấp, theo thứ tự từ thấp đến cao là 5Q, 4Q, 3Q, 2Q và 1Q. Mỗi cấp tương ứng với các trình độ trong JLPT là N5, N4, N3, N2 và N1
Cấp độ 1 và 2, bạn sẽ phải thực hiện phần kiến thức ngôn ngữ (bao gồm từ vựng, ngữ pháp và đọc hiểu) và phần nghe hiểu. Với cấp độ 3,4 và 5, người thi trải qua 2 phần kiến thức ngôn ngữ cùng với bài nghe. Trong đó phần kiến thức ngôn ngữ thứ nhất bao gồm chữ Hán và từ vựng, phần kiến thức ngôn ngữ thứ hai với ngữ pháp và đọ
Từng cấp độ Nat-Test sẽ tương ứng với người học ở trình độ sau:
5Q: Cấp độ tiếng Nhật cơ bản, khoảng 750 từ vựng và 100 chữ Kanji, tương đương 200 giờ học.
4Q: Trình độ tiếng Nhật sơ cấp, khoảng 1,700 từ vựng (khoảng 850 từ mới + khoảng 750 từ của 5Q) và khoảng 300 chữ Kanji (khoảng 200 chữ mới + khoảng 100 chữ của 5Q), tương đương 400 giờ học.
3Q: Trình độ tiếng Nhật trung cấp, 3,350 từ vựng (khoảng 1,650 từ mới + khoảng 1,700 từ của 4Q) và 650 chữ Kanji (khoảng 350 chữ mới + khoảng 300 chữ của 4Q), tương đương 600 giờ học.
2Q: Trình độ tiếng Nhật ở mức độ trung-cao cấp, với số lượng kiến thức khoảng 1,100 chữ Kanji (khoảng 450 chữ mới + khoảng 650 chữ của 3Q) và 5,900 từ vựng (khoảng 2,550 từ mới + khoảng 3,350 từ của 3Q), tương đương 800 giờ học.
1Q: Trình độ cao nhất trong tiếng Nhật, khoảng 10,000 từ vựng và 1,850 chữ Kanji, tương đương 1.000 giờ học.
ƯU ĐIỂM CỦA KỲ THI NAT-TEST
1. Kỳ thi uy tín với hơn 20 năm tổ chức: Nat-Test được tổ chức lần đầu tiên tại Nhật vào ngày 26 tháng 10 năm 1988. Rất nhanh sau đó kỳ thi được các trường Nhật ngữ, trung tâm dạy tiếng Nhật sử dụng trong chương trình đào tạo để kiểm tra năng lực Nhật ngữ hoặc tư vấn hướng nghiệp cho học viên.
2. Nền tảng ôn luyện thích hợp để chuẩn bị cho kỳ thi JLPT: Như đã nói, những tiêu chuẩn và cấu trúc của Nat-Test tương đồng với JLPT. Vì thế đề thi Nat-Test là tài liệu rất tốt để người học tiếng Nhật sử dụng ôn luyện thi cho kỳ thi năng lực Nhật ngữ.
3. Thời gian tổ chức linh hoạt: Nat-Test được tổ chức 6 lần trong năm vào các tháng chẵn (tháng 2, 4, 6, 8, 10, 12). Con số nhiều hơn so với 2 lần (tháng 7 và 12) của JLPT. Nhờ vậy người học có nhiều cơ hội để đánh giá năng lực, chuẩn bị cho kỳ thi JLPT.
4. Nhận kết quả nhanh chóng: Kết quả của kỳ thi Nat-Test sẽ được thông báo đến thí sinh trong vòng 3 tuần kể từ ngày thi. Nếu bạn đỗ sẽ nhận chứng chỉ và bảng điểm. Trong trường hợp không đậu, thí sinh cũng nhận được bảng điểm.
5. Chất lượng đề thi được đánh giá cao: Các thành viên hội đồng ra đề là những giảng viên tiếng Nhật kì cựu cũng như những người viết và biên tập sách giáo khoa. Nat-Test sử dụng các tài liệu tham khảo có uy tín lâu năm trong giảng dạy tiếng Nhật.
6. Kỳ thi được tổ chức nghiêm túc: Nat-Test tuân theo Quy tắc liêm chính của kì thi tiếng Nhật. Theo đó quy tắc này sẽ quy định nghĩa vụ của thí sinh và ban tổ chức.
2. Cấu trúc đề thi
Cấp độ | Trình độ | Từ vựng | Kanji | Giờ học |
---|---|---|---|---|
1Q | Cao cấp | 10000 từ | 1850 chữ | Tương đương khoảng 1000h học |
2Q | Trung – Cao cấp | 5900 từ (2550 từ mới + 3350 từ của 3Q) | 1100 chữ (450 chữ mới + 650 chữ của 3Q) | Tương đương khoảng 800h học |
3Q | Trung cấp | 3350 từ (1650 từ mới + 1700 từ của 4Q) | 650 chữ (350 chữ mới + 300 chữ của 4Q) | Tương đương khoảng 600h học |
4Q | Sơ cấp | 1700 từ (850 từ mới + 750 từ của 5Q) | 300 chữ Kanji (200 chữ mới + 100 chữ của 5Q) | Tương đương khoảng 400h học |
5Q | Cơ bản | 750 từ | 100 chữ | Tương đương khoảng 200h học |
Cấp độ | Từ vựng | Đọc hiểu & ngữ pháp | Nghe hiểu | Điểm đỗ | Điểm tối đa |
---|---|---|---|---|---|
1Q | Tổng điểm: 60 Điểm liệt: 19 | Tổng điểm: 60 Điểm liệt: 19 | Tổng điểm: 60 Điểm liệt: 19 | 100 | 180 |
2Q | Tổng điểm: 60 Điểm liệt: 19 | Tổng điểm: 60 Điểm liệt: 19 | Tổng điểm: 60 Điểm liệt: 19 | 90 | 180 |
3Q | Tổng điểm: 60 Điểm liệt: 19 | Tổng điểm: 60 Điểm liệt: 19 | Tổng điểm: 60 Điểm liệt: 19 | 95 | 180 |
4Q | Tổng điểm: 120 Điểm liệt: 38 | Tổng điểm: 120 Điểm liệt: 38 | Tổng điểm: 60 Điểm liệt: 19 | 90 | 180 |
5Q | Tổng điểm: 120 Điểm liệt: 38 | Tổng điểm: 120 Điểm liệt: 38 | Tổng điểm: 60 Điểm liệt: 19 | 80 | 180 |
1. Tìm hiểu về kì thi Jopj
J-TEST được viết tắt bởi từ Japanese Test là một trong những tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Nhật, được các công ty Nhật tin dùng của các ứng viên người nước ngoài. Đồng thời, cũng là thước đo chính xác về trình độ tiếng Nhật của các trường đại học tại Nhật Bản. Trình độ mà J-Test đánh giá được phân chia dựa vào điểm số đạt được trong kỳ thi, thể hiện qua nhiều cấp bậc khác nhau. Thí sinh sẽ được cấp bằng chứng nhận năng lực theo trình độ nếu đạt được điểm số quy định trở lên. Hãy cùng Du Học Nhật tìm hiểu ngay những thông tin về cấu trúc bài thi Top J-Test qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung thi của bài thi Top J-Test
Kỳ thi ở trình độ A~D
Kỳ thi có điểm tối đa là 1000 điểm, từ 500 điểm trở lên sẽ được cấp bằng A đến bằng D tuỳ theo điểm số mà bạn đạt được. Điểm số này sẽ được công nhận lấy bằng với điều kiện là điểm đạt được trong 8 phần thi đều đạt từ 20% trở lên. Gồm có 2 phần thi là đọc hiểu và nghe:
Đối với Đề đọc hiểu: 80 phút
1) Câu hỏi về văn phạm, từ vựng
2) Câu hỏi về đọc hiểu
3) Câu hỏi về Hán tự
4) Đề thi viết
Đối với Đề thi nghe: 45 phút
1) Câu hỏi về tranh ảnh
2) Câu hỏi nghe hiểu
3) Câu hỏi ứng đáp
4) Câu hỏi về đoạn hội thoại và thuyết minh
Điểm số và đánh giá
- Điểm tối đa 1000 điểm (bao gồm 500 điểm phần đọc và 500 điểm phần nghe)
- Đặc cấp A từ 930 điểm trở lên: có khả năng giao tiếp trình độ cao ở nhiều lĩnh vực, nhiều trường hợp khác nhau. (có thể thông dịch tiếng Nhật đạt trình độ cao)
- Cấp A từ 900 điểm trở lên: đủ khả năng giao tiếp ở nhiều lĩnh vực, trường hợp (thông dịch tiếng Nhật ở mức độ thông thường)
- Chuẩn cấp A từ 850 điểm trở lên: Có đủ khả năng giao tiếp ở một số lĩnh vực, trường hợp nhất định. (có thể thông dịch tiếng Nhật mức cơ bản)
- Cấp B từ 800 điểm trở lên: có đủ khả năng giao tiếp ở các lĩnh vực, trường hợp thông thường. (Có thể làm việc lâu dài ở Nhật)
- Chuẩn cấp B đạt từ 700 điểm trở lên: có đủ năng lực giao tiếp cơ bản trong sinh hoạt đời sống thường ngày, ở trường học hay công ty. (có thể công tác ở Nhật)
- Cấp C đạt từ 600 điểm trở lên: có thể giao tiếp cơ bản tuy còn có những chỗ hạn chế. (có thể công tác và làm các công việc đơn giản tại Nhật)
- Cấp D từ 500 điểm trở lên: có thể giao tiếp tiếng Nhật ở mức độ tối thiểu. Kỳ thi năng lực Nhật ngữ N1 đạt từ 650 đến 700 điểm.
Kỳ thi trình độ E,F
Điểm tối đa là 500, tuỳ theo điểm số đạt được mà để đánh giá bằng E hay F. Đạt từ 250 điểm trở lên sẽ được cấp bằng chứng nhận, với điều kiện điểm số của từng phần trong 8 lĩnh vực đều đạt được 20% trở lên.
Gồm 2 phần là đọc hiểu và nghe
Đọc hiểu khoảng 70 phút:
- Văn phạm từ vựng
Nghe hiểu khoảng 30 phút:
- Nghe hiểu nội dung tranh ảnh
- Trả lời câu hỏi
- Hội thoại, thuyết minh
Sau khi thí sinh làm xong phần thi đọc hiểu sẽ chuyển ngay sang phần thi nghe, lưu ý là không có thời gian nghỉ giữa giờ.
Điểm số và đánh giá:
- Đạt tối đa 500 điểm (bao gồm đọc hiểu 300 điểm, nghe hiểu 200 điểm)
- Bằng E đạt từ 350 điểm trở lên: đã hoàn thành chương trình tiếng Nhật sơ cấp (có thể đi du lịch ở Nhật)
- Bằng F đạt từ 250 điểm trở lên: đã kết thúc phần đầu của chương trình sơ cấp.
- Điểm số từ 200 – 250: tương đương với trình độ N5 của kỳ thi năng lực tiếng Nhật (cấp 4 của kỳ thi năng lực tiếng Nhật cũ).
2. Cấu trúc bài thi và cách tính điểm bài thi Top J-Test
Tùy theo từng trình độ khác nhau mà bài thi Top J-Test sẽ có cách tính điểm khác nhau và được thể hiện cụ thể như sau:
Phạm vi | Phần thi | Số câu hỏi | Tính điểm | Tổng cộng | |
---|---|---|---|---|---|
Nghe | Phần 1 | Câu hỏi có tranh, ảnh | 10 | 225 điểm | 500 điểm |
Phần 2 | Câu hỏi thử khả năng nghe chính xác | 20 | |||
Phần 3 | Câu hỏi nghe và tìm đáp án phù hợp | 15 | |||
Viết | Phần 4 | Câu hỏi tổng hợp | 35 | 225 điểm | |
Phần 5 | Câu hỏi đọc – hiểu | 15 | |||
Phần 6 | Văn hóa Nhật Bản | 5 |
3. Cấp độ trong bài thi Top J-Test
Trong bài thi Top J-Test bao gồm các cấp độ dưới đây:
Các cấp độ của TOPJ | Nội dung của các cấp độ TOPJ | Kỳ thi du học sinh ( EJU ) | Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) |
---|---|---|---|
Nâng cao A | Có thể đọc, viết khoảng 2,000 chữ Hán. Đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành tại các trường Đại học. Viết và trình bày luận văn nghiên cứu và có thể tham gia và tranh luận tại các seminar. | ~ 400 | N1 và trên N1 |
Nâng cao B | Có thể đọc, viết khoảng 1,800 chữ Hán. Đọc, hiểu nhanh các ký sự và bình luận trên báo chí. Viết được các báo cáo. Tham gia trình chiếu và phát biểu ý kiến. | ||
Nâng cao C | Có thể đọc, viết khoảng 1,500 chữ Hán. Đọc hiểu được ký sự báo chí, tiểu thuyết. Viết được báo cáo. Nghe hiểu được các thành ngữ và sử dụng để hội thoại. | ||
Trung cấp A | Đọc, viết được khoảng 1,000 chữ Hán. Nắm được các kiến thức cơ bản về ý thức và tập quán sinh hoạt của người Nhật. Đọc hiểu được tiểu thuyết. Có thể viết được luận văn khoảng 800 chữ và có thể truyền đạt cho người khác một cách chính xác những nội dung mình muốn nói. | ~ 250 | N3 ~ N2 |
Trung cấp B | Có thể đọc, viết được khoảng 700 chữ Hán, hiểu được các báo cáo và luận văn đơn giản. Viết được luận văn nhỏ khoảng 400 chữ và có thể tiếp thu được các thông tin cần thiết từ trong nhiều thông tin khác nhau. | ||
Trung cấp C | Đọc và viết được khoảng 500 chữ Hán. Hiểu và viết được nội dung thư từ, hướng dẫn đơn giản. | ||
Sơ cấp A | Có khả năng đọc và viết được khoảng 300 chữ Hán, hiểu được các nội dung tổng hợp khoảng 300 chữ.Nghe hiểu hoặc nói được lý do, điều kiện, v.v… Có khả năng sử dụng kính ngữ đơn giản. | ~ 150 | N5 ~ N4 |
Sơ cấp B | Có thể đọc và viết được khoảng 200 chữ Hán. Hiểu được đoạn văn khoảng 200 chữ. Có thể nghe và nói được các cách nói về nguyện vọng, dự định, v.v… một cách đơn giản. | ||
Sơ cấp C | Có thể đọc và viết được khoảng 100 chữ Hán, hiểu được nội dung các đoạn văn ngắn. Viết được cảm tưởng về các sự việc xung quanh mình và chào hỏi, truyền đạt được cảm xúc của mình. |
Với những thông tin trên đây hy vọng các bạn đã có thêm thông tin về cấu trúc bài thi top J-Test để chuẩn bị và lựa chọn kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật tốt nhất! Chúc bạn đạt điểm cao trong bài thi Top J-test của mình nhé!